woensdag 7 februari 2024

chúng tôi đã chuyển sang trang: https://an-vui.com

xin mời ghé thăm 💗

zaterdag 18 november 2017

thế nào là chính trực (intergrity)

Mẹ ơi mẹ, có lần bạn nhỏ hỏi: thế nào là "chính trực"?
Chính trực là: trung thực và can đảm để sống trung thực, nói lên sự thật mình biết và làm đúng sự thật như mình nói, dù có gặp phải khó khăn hay thử thách.
giải thích dài và cụ thể hơn, thì: chính trực là nói đúng sự thật và làm nguời khác hiểu đúng sự thật. Nó bao gồm 3 phẩm chất quan trọng :
+ sự đồng n
hất/nhất quán: không có sự khác biệt nào giữa ý định và hành vi; suy nghĩ và hành động là một thể thống nhất, từ trong ra ngoài;
+ lắng nghe và làm theo tiếng nói của lương tâm, sự đúng đắn (truth) quan trọng hơn là mình đúng hay ai đúng.
+ can đảm: xác định và đặt nguyên tắc sống cao đẹp, bảo vệ nguyên tắc ấy dù gặp phải bất cứ sự phản đối nào./.

(ảnh: The Sentinel by Marsel van Oosten)


woensdag 15 november 2017

sinh - lão - bệnh - tử

Hôm rồi bố của một đồng nghiệp qua đời, dẫn đến một bữa trưa toàn nói chuyện tuổi già, bệnh tật và chết chóc, chuyện mỗi năm già đi là lại thấy tiếc bao dự định chưa làm được, là những mơ ước bỏ dở vì không còn thời gian hoặc kg còn trẻ để bắt đầu; là cơ thể mỗi năm thêm xập xệ, là bệnh tật bắt đầu rình rập ...

Mình có thấy thế không?

Quả thực không biết trả lời như thế nào. Mỗi thời điểm đều đẹp đẽ và thú vị. Nhìn lại những tháng năm đã qua, những việc mình đã làm (cả "lỗi lầm", "thất bại") và những việc chưa làm, đều hoàn hảo, đều ý nghĩa. Đồng thời, sự già đi cũng hoàn hảo, cứ như thể mỗi tuổi lại thêm vào gia tài cuộc sống của mình một viên ngọc vô giá vậy.

Thấy mình trầm ngâm, một bạn đùa: cậu đã già đâu mà có vẻ suy tư thế! Mình bật cười kể những điều đang lan man trong đầu, rằng càng ngày mình càng cảm thấy gần trời hơn và xa đất hơn nên nhìn mọi thứ đơn giản hơn nhiều lần so với khi còn ít tuổi. Đối tượng mình quan tâm nhất bây giờ là bản thân, là làm sao để tâm mình trở nên nhu hòa - điều mà tuổi trẻ khó làm được, khi còn đầy ước/tham vọng. Nhìn ở góc độ đó, dường như tuổi già là một ân huệ - ít ra mình thấy thế - năng lượng đã giảm đi và tham vọng dường như hết sạch. Chỉ còn lại những ước nguyện thiết tha, tuy không cháy rừng rực như lửa, nhưng mạnh mẽ và bền bỉ như dòng nước vượt mọi nẻo đường, mọi chướng ngại để hòa cùng với Biển.

Chợt nhìn quả chuối đang cầm trên tay, mình tự hỏi, không hiểu khi mình thật sự "chín", bên ngoài cũng trở nên lốm đốm đen như quả chuối trứng cuốc này, tâm hồn mình có mềm dịu và ngọt ngào được như bạn ý không?

Xem ra mơ ước tuổi già của mình thật đơn giản: làm sao "ngon" bằng được như bạn chuối :P ./.


(ảnh từ internet)


suy tư ...

Cuối cùng thì, cũng đến lúc tự hỏi:
mình là ai? có phải là cái tên này, con người này, cuộc sống này? 
mình đến đây để làm gì? nếu chỉ là để tồn tại thì có vô nghĩa không? 
tận cùng sẽ là cái gì? Ánh sáng vĩnh hằng hay bóng đêm vĩnh viễn?

không biết, không biết, toàn là không biết ...


lạ lùng, càng đi sâu vào cái không biết, cái vô minh tăm tối của chính mình, 
lại càng thấy được thêm ánh sáng.

(ảnh từ internet)
Thế nào là chất độc? Thế nào là sợ hãi? Thế nào là ghen tỵ? ... (và hơn thế nữa)
Những câu hỏi hay và những câu trả lời đầy minh triết của Rumi - nhà thần học, nhà thơ vĩ đại người Ba Tư - cho học trò của mình.

What is poison?
He replied with a beautiful answer - Anything which is more than our necessity is poison. It may be power, wealth, hunger, ego, greed, laziness, love, ambition, hate or anything
What is fear?
Non acceptance of uncertainty.
If we accept that uncertainty, it becomes adventure.
What is envy?
Non acceptance of good in others.
If we accept that good, it becomes inspiration.
What is anger?
Non acceptance of things which are beyond our control.
If we accept, it becomes tolerance.
What is hatred?
Non acceptance of person as he is.
If we accept person unconditionally, it becomes Love.

(ảnh từ internet)

zondag 25 september 2016

CÂU CHUYỆN CON THẠCH SÙNG

Ở Nhật xảy ra một câu chuyện có thực 100% như thế này: 

Có một người vì muốn sửa lại nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để rỗng. Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào vào tường bởi một chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh này thấy tình cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc đinh, trời ạ! đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm trước.
Rút cục là có chuyện gì thế này nhỉ? Chú thạch sùng này đã mặc kẹt trên tường mà vẫn sống được trọn 10 năm! Sống được 10 năm trong bức tường tối, thật không đơn giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi, đuôi nó bị đóng chặt, không thể xê dịch được, thế nó đã sống được nhờ vào điều gì mười năm qua? Anh ta quyết định chưa sửa công trình của mình vội, muốn quan sát xem chú thạch sùng này đã ăn gì? Anh muốn nghiên cứ tìm hiểu xem sao.
Một lát sau, không biết từ đầu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm miếng thức ăn… ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ? Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn mớm cho bạn trong suốt mười năm qua. Tôi nghe xong thấy xúc động vô cùng và thực sự cũng không nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng nữa.

  Các bạn ạ, cùng với sự phổ cập của máy tính trong xã hội con người, tốc độ những thông tin mà chúng ta có được từ người thân, bạn hữu, đồng nghiệp, … ngày một nhanh hơn, nhưng khoảng cách giữa con người với con người chúng ta với nhau phải chăng cũng ngày một gần nhau hơn ? … Cho nên đừng bao giờ từ bỏ những người mà chúng ta yêu thương nhé!


woensdag 3 juni 2015

BẤT SINH BẤT DIỆT

Hết thảy các pháp xác thực là bất sanh, bất diệt. Ví như đóa hoa này, quý vị chăm bẵm nó, nó sanh trưởng, nở một khoảng thời gian rồi héo tàn. Chúng ta thấy đóa hoa ấy đích xác là có sanh diệt, tức sanh, trụ, dị, diệt. Trong mắt các khoa học gia, đóa hoa ấy bất sanh bất diệt, vì sao? Các nhà khoa học chẳng thấy đóa hoa ấy, mà thấy gì? Thấy các nguyên tử, điện tử, bất quá chúng từ chỗ này chạy sang chỗ kia. Các khoa học gia thấy các nguyên tử, điện tử ấy có tụ, có tán, có diệt hay không? Chẳng có diệt!

      Nếu mỗi người trong giảng đường của chúng ta là một hạt nguyên tử, nay chúng tôi đang giảng kinh, mọi người tụ họp tại đây, đó là một pháp hội. Giảng xong, mọi người giải tán. Chẳng có sanh diệt, bất sanh, bất diệt. Có duyên bèn tụ lại, vô duyên bèn tản mác. Các khoa học gia thấy các pháp chẳng có sanh diệt. Các khoa học gia gần đây mới phát hiện quan niệm này, nên nói “vật chất chẳng diệt”. Thích Ca Mâu Ni Phật đã nêu ra sự phát hiện này từ hơn ba ngàn năm trước, hết thảy các pháp bất sanh, bất diệt. Có chết hay không? Chẳng có chết! Chết rồi, mỗi phân tử trong nhục thể này đều tồn tại, chỉ bất quá là tản mác. Thân thể trong hiện thời là do nhiều nguyên tử và điện tử như vậy tụ tập thành một hình trạng. Hết thảy vạn vật thảy đều là đạo lý này, duyên tụ hay duyên tán. Hễ tụ bèn thành hình, hễ tán ắt tiêu mất. Trong ấy, thật sự chẳng tìm thấy có sanh diệt, hy vọng chư vị hãy chú tâm hiểu điều này. Quý vị có thể hiểu đạo lý này, mới hiểu kinh Pháp Hoa đã nói: “Thế pháp trụ pháp vị, thế gian tướng bất hoại” (pháp thế gian trụ đúng nơi vị trí của nó, tướng thế gian chẳng hư hoại), hai câu ấy là cảnh giới gì? Trong kinh, mọi người thường đọc thấy Vô Sanh Pháp Nhẫn, hai câu ấy đã nói rõ: Hết thảy các pháp vốn bất sanh, há có diệt? Phật và đại Bồ Tát thấy chân tướng của hết thảy vạn pháp. Hết thảy vạn pháp bất sanh, bất diệt; nếu quý vị thấy là sanh diệt, tức là quý vị đã thấy sai mất rồi!


      Tế bào, nguyên tử, và điện tử tụ hay tán trong thân thể chúng ta là tụ tán mỗi ngày, chẳng phải là đến khi chết mới phân tán. Các tế bào nơi thân thể chúng ta cứ đúng chu kỳ bảy năm sẽ chẳng còn một tế bào cũ nào, toàn là mới toanh, nhưng chúng chẳng phải thay đổi cùng một lúc, mà là thay thế hằng ngày, thay đổi trong từng sát-na. Nói như vậy thì càng thay đổi càng tốt hơn mới đúng chớ! Giống như cỗ máy bị hư, tìm linh kiện khác thay vào, nhất định là thay bằng linh kiện tốt, nói chung sẽ chẳng làm hư máy. Vì thế, người biết thay đổi, sẽ là càng thay đổi càng trẻ trung, càng thay đổi càng tốt đẹp hơn. Chẳng biết thay đổi, sẽ càng thay đổi càng bệnh nhiều hơn, càng thay đổi càng già nua hơn. Kẻ ấy chẳng biết cách thay đổi, chẳng biết chọn lựa linh kiện mới, chuyên môn tìm linh kiện cũ, tìm đồ bỏ đi của người khác, dùng những thứ ấy, rất khổ não! Tôi bảo các đồng tu: Chư vị dùng giác tâm, chánh tâm, thanh tịnh tâm để thay đổi, càng thay đổi, càng tốt đẹp hơn. Chư vị hằng ngày dùng phiền não, phân biệt, chấp trước [để thay đổi], vậy là càng thay đổi càng tệ hại! Sự trang nghiêm nơi thân thể và tướng mạo của chư vị đều do chính mình nắm quyền thao túng, tùy thuộc quý vị thay đổi theo cách nào! Người thật sự tu hành, thời gian càng lâu, xác thực sẽ hiển lộ hoàn toàn khác hẳn kẻ bình phàm, tôi nói cách này cho mọi người dễ hiểu, tức là người ta biết cách chọn lựa thay cũ, đổi mới tế bào, chọn cái tốt đẹp thay cho cái cũ kỹ.