Đấy là chủ quan mà nói là như thế. Cũng không phải nói nhăng nói cuội đâu, có dẫn chứng bằng chứng đàng hoàng. Nhưng cũng chỉ dám so với thời của chính mình thôi, không dám so với các cụ cha anh ngày xưa, hic.
chuyện học
Này nhé, ngày xưa đi học từ cấp I đến hết cấp III, cũng chỉ có 1 buổi một ngày, còn lại là tụ tập đánh bi đánh đáo, chơi nhảy dây, nhảy ngựa, chơi tú hay chơi chuyền ... vì cấp I làm gì có cái đỉnh cao trí tuệ gọi là bài tập về nhà như bây giờ. Lên cấp II mới có bài tập nhưng thường cũng ít, nên cứ tối mới làm, nhoắng cái xong, chùi chân đi ngủ. Còn bây giờ, hết cấp II vẫn còn ngày đôi buổi. Chưa kể bài tập cho trẻ lớp I cũng khiến mẹ chúng choáng vật, ngồi cả tối đến 9h30 chưa hết bài, huhuhu …
Ngày xưa, sang cấp III mới biết đến hai từ "học thêm", nói của đáng tội, vì sát nách thi đại học rồi ! Còn bây giờ, từ mẫu giáo đã học thêm, để còn "thi vào lớp I", ối trời ơi, sao mà khổ thế hả trời !
Ghi chú, kinh nghiệm riêng của mẹ con tớ (cho đến hết lớp 2) là không cho thêm nếm gì sất. Thương nó lắm, người bé như cái kẹo, nên thôi học vừa phải chơi là chính. Ở nhà tớ theo dõi sức học của nó, thấy yếu phần nào thì tự ra thêm một số bài phần ấy, theo kiểu vừa học vừa chơi (ra đề bài gợi trí tò mò của trẻ, lồng hình ảnh thú vật hoặc nhân cách hoá v.v). Mẹ con thì gắn bó hơn, mình theo sát con hơn và con mình đỡ khổ khi phải chạy xô. Hic, may mà nó vẫn còn đạt danh hiệu gì gì giống như 90% các bạn khác trong lớp, nên không đến nỗi tủi thân vì mẹ "cùn". Cũng may nữa, là hết lớp 2 thì đi, chứ nếu ở nhà thì có lẽ nó và tớ cũng phải theo trào lưu xã hội thôi, nếu không muốn bị văng ra ngoài muôn đời ...
Chả nhớ chi tiết lớp mấy học cái gì, nhưng nhớ nhất là lớp vỡ lòng (tương đương lớp I bây giờ), còn được gọi là đại học chữ to, vì cả năm học vẫn viết chữ to đùng = bút chì. Còn bây giờ, hết nửa kỳ I là bọn nhóc, cái bọn vẫn đùn dầm trong lớp ấy, đã phải chuyển sang bút mực, chữ bé. Cùng với phong trào chữ đẹp mới phát sinh, phòng học thiếu ánh sáng lại quá đông học sinh, trẻ con không cận thị mới là lạ
Lại ghi chú, kinh nghiệm riêng của nhà tớ: vì nhận thấy nguy cơ cận thị học đường quá cao, tớ tuyên bố luôn với con gái, rằng thì là con giống mẹ nên chữ sẽ đương nhiên đẹp, không cần cố luyện, cũng không cần cúi sát làm gì (khổ, dòng kẻ bé tý, muốn viết thật đẹp và ngay hàng thẳng lối thì chả có cách nào hơn cách bò ra vở, vã mồ hôi, nghiến răng méo miệng mà … nắn nót !), chỉ cần con ngồi đúng tư thế (thẳng lưng, không cúi sát, không tỳ ngực vào bàn) và viết cẩn thận là được. Hồi đi học, các cô đều khen nó luôn ngồi đúng tư thế nhất lớp, tuy nhiên chữ thì luôn bị chê không đẹp. Giờ nó học lớp 4 và trộm vía, dù nó không được luyện nhưng chữ cũng khá đẹp (nếu viết cẩn thận, tất nhiên). Cái được lớn nhất là 1. nó không bị chạy theo số đông, thành tích. 2. nó không bị sức ép tâm lý từ gia đình (ngược lại chúng tớ là một "đội", nên cô chê không thành vấn đề). và 3. mắt con tớ (trộm vía) vẫn ổn.
chuyện vui chơi, giải trí
Ngày xưa thường ở cùng lớp là gần nhà nhau, có xa nhất cũng quãng trên chục phút xe đạp, nên dễ thân, dễ tụ tập, í ới. Đi học cũng hay gọi nhau, đi về cũng cả đàn. Có thể vì thiếu thốn, nên các trò chơi tuyền theo lối dân gian, hoặc vô cùng đơn giản, vì thế phần lớn là nhiều bạn cùng tham gia như nhảy dây (đủ loại dây từ chun đến không chun), chuyền, nhảy ngựa, ù … Truyện thì nhiều và tuyền truyện chữ, các loại truyện cổ tích không thể kể hết tên, tuy không có thư viện nhưng truyền tay nhau đọc. Nay trẻ nhiều phần học trái tuyến (cái này được phát triển cùng phong trào "trường chuyên, lớp chọn"), đi và về đều được đưa đón phần vì xa, phần vì an toàn xã hội xuống cấp, cùng văn hoá nhà nào biết nhà ấy, lại thiếu khu vui chơi, thiếu thư viện định hướng đọc nên trẻ con trở nên cô đơn và phải tìm vui nơi TV, games và nét (buồn thay, mấy thứ này lại phát triển với tốc độ tên lửa, hic). Nếu nhà nào có định cho con đọc truyện thì ê hề truyện tranh với nội dung khỏi phải bàn, hichic. Khả năng ngôn ngữ của trẻ giảm trầm trọng. Bệnh trầm cảm ở trẻ tăng lên thấy rõ (cái này cứ đọc báo mà tham khảo).
Văn hoá gia đình và sự gắn bó với cha mẹ
Ngày tớ còn bé, sáng nào mẹ tớ cũng dậy nấu cơm để cả nhà ăn sáng và để ba mẹ tớ mang đi ăn trưa (cà-lồng là một từ vô cùng quen thuộc, dùng để chỉ cái hộp cơm bằng sắt hoặc bằng nhôm, gồm hai ngăn, một nắp và một quai, rất dễ vận chuyển và sử dụng). Buổi trưa hai anh em đi học về ăn cơm ủ trong chăn và chơi với bọn trẻ con cùng khu tập thể. Chiều mẹ đi làm về lại làm mâm cơm thứ 2. Vậy là ngày 3 bữa cơm, có hai bữa cả nhà cùng quây quần. Tớ cứ nhớ cái không khí ấy, nó tạo nên sự gần gũi và gắn bó giữa các thành viên. Đi đâu ăn gì cũng nhớ về ba mẹ ở nhà. Lỡ không về ăn kịp phải báo ngay kẻo cả nhà chờ. Đến giờ tuy đã già (à quên, đã lớn), tớ vẫn luôn nhớ cảm giác dễ chịu khi cả nhà ngồi ăn cơm, nói chuyện. Tớ cũng luôn cố gắng tạo cho gia đình riêng của mình một thói quen như vậy.
Bây giờ thì khác lắm. Sáng ra người dậy trước người dậy sau, ăn gì đã có hàng quán đầy đường quyết định, nghĩa là có thể chỉ kịp chào nhau một tiếng và … mạnh ai nấy đi. Trưa thì trẻ con bán trú ở trường (may thế ! không thì bố mẹ chúng cũng chết dở). Tối thì thường bố mẹ về muộn vì công việc, vì hội họp v.v ... Lo gì, đã có người giúp việc lo cơm nước, dọn dẹp. Đôi khi trẻ phải ăn trước để còn lo học bài, và những bữa cơm đực-cái cứ tiếp diễn…. Chúng trở nên ngày càng xa cách với bố mẹ, không có cảm giác thiếu khi ngồi ăn cùng người giúp việc, hay tệ hơn, ăn một mình. “Tiên học lễ” gần như chỉ là khẩu hiệu. “Người thầy đầu tiên” vì quá bận rộn giao tất cả cho nhà trường và xã hội. Đáng lo thay, nhà trường ngày nay chỉ làm tốt duy nhất một việc là lập thành tích, còn xã hội thì hỗn loạn, u ám. Trẻ em trở nên mất phương hướng, không còn là đối tượng được quan tâm đầu tiên từ tế bào gia đình.
Ghi chú: nhiều người thường nói với tớ, mình kiến tiền cũng vì lo cho tương lai của con, chúng nó có thiếu thốn gì đâu blah blah … cái đó không sai. Duy có điều cần nhớ, rằng tương lai của trẻ bắt đầu từ hôm nay, từ lúc này. Và chúng ta hẳn đều hiểu ngôi nhà vững chãi hay không là nhờ chân móng …
chuyện học
Này nhé, ngày xưa đi học từ cấp I đến hết cấp III, cũng chỉ có 1 buổi một ngày, còn lại là tụ tập đánh bi đánh đáo, chơi nhảy dây, nhảy ngựa, chơi tú hay chơi chuyền ... vì cấp I làm gì có cái đỉnh cao trí tuệ gọi là bài tập về nhà như bây giờ. Lên cấp II mới có bài tập nhưng thường cũng ít, nên cứ tối mới làm, nhoắng cái xong, chùi chân đi ngủ. Còn bây giờ, hết cấp II vẫn còn ngày đôi buổi. Chưa kể bài tập cho trẻ lớp I cũng khiến mẹ chúng choáng vật, ngồi cả tối đến 9h30 chưa hết bài, huhuhu …
Ngày xưa, sang cấp III mới biết đến hai từ "học thêm", nói của đáng tội, vì sát nách thi đại học rồi ! Còn bây giờ, từ mẫu giáo đã học thêm, để còn "thi vào lớp I", ối trời ơi, sao mà khổ thế hả trời !
Ghi chú, kinh nghiệm riêng của mẹ con tớ (cho đến hết lớp 2) là không cho thêm nếm gì sất. Thương nó lắm, người bé như cái kẹo, nên thôi học vừa phải chơi là chính. Ở nhà tớ theo dõi sức học của nó, thấy yếu phần nào thì tự ra thêm một số bài phần ấy, theo kiểu vừa học vừa chơi (ra đề bài gợi trí tò mò của trẻ, lồng hình ảnh thú vật hoặc nhân cách hoá v.v). Mẹ con thì gắn bó hơn, mình theo sát con hơn và con mình đỡ khổ khi phải chạy xô. Hic, may mà nó vẫn còn đạt danh hiệu gì gì giống như 90% các bạn khác trong lớp, nên không đến nỗi tủi thân vì mẹ "cùn". Cũng may nữa, là hết lớp 2 thì đi, chứ nếu ở nhà thì có lẽ nó và tớ cũng phải theo trào lưu xã hội thôi, nếu không muốn bị văng ra ngoài muôn đời ...
Chả nhớ chi tiết lớp mấy học cái gì, nhưng nhớ nhất là lớp vỡ lòng (tương đương lớp I bây giờ), còn được gọi là đại học chữ to, vì cả năm học vẫn viết chữ to đùng = bút chì. Còn bây giờ, hết nửa kỳ I là bọn nhóc, cái bọn vẫn đùn dầm trong lớp ấy, đã phải chuyển sang bút mực, chữ bé. Cùng với phong trào chữ đẹp mới phát sinh, phòng học thiếu ánh sáng lại quá đông học sinh, trẻ con không cận thị mới là lạ
Lại ghi chú, kinh nghiệm riêng của nhà tớ: vì nhận thấy nguy cơ cận thị học đường quá cao, tớ tuyên bố luôn với con gái, rằng thì là con giống mẹ nên chữ sẽ đương nhiên đẹp, không cần cố luyện, cũng không cần cúi sát làm gì (khổ, dòng kẻ bé tý, muốn viết thật đẹp và ngay hàng thẳng lối thì chả có cách nào hơn cách bò ra vở, vã mồ hôi, nghiến răng méo miệng mà … nắn nót !), chỉ cần con ngồi đúng tư thế (thẳng lưng, không cúi sát, không tỳ ngực vào bàn) và viết cẩn thận là được. Hồi đi học, các cô đều khen nó luôn ngồi đúng tư thế nhất lớp, tuy nhiên chữ thì luôn bị chê không đẹp. Giờ nó học lớp 4 và trộm vía, dù nó không được luyện nhưng chữ cũng khá đẹp (nếu viết cẩn thận, tất nhiên). Cái được lớn nhất là 1. nó không bị chạy theo số đông, thành tích. 2. nó không bị sức ép tâm lý từ gia đình (ngược lại chúng tớ là một "đội", nên cô chê không thành vấn đề). và 3. mắt con tớ (trộm vía) vẫn ổn.
chuyện vui chơi, giải trí
Ngày xưa thường ở cùng lớp là gần nhà nhau, có xa nhất cũng quãng trên chục phút xe đạp, nên dễ thân, dễ tụ tập, í ới. Đi học cũng hay gọi nhau, đi về cũng cả đàn. Có thể vì thiếu thốn, nên các trò chơi tuyền theo lối dân gian, hoặc vô cùng đơn giản, vì thế phần lớn là nhiều bạn cùng tham gia như nhảy dây (đủ loại dây từ chun đến không chun), chuyền, nhảy ngựa, ù … Truyện thì nhiều và tuyền truyện chữ, các loại truyện cổ tích không thể kể hết tên, tuy không có thư viện nhưng truyền tay nhau đọc. Nay trẻ nhiều phần học trái tuyến (cái này được phát triển cùng phong trào "trường chuyên, lớp chọn"), đi và về đều được đưa đón phần vì xa, phần vì an toàn xã hội xuống cấp, cùng văn hoá nhà nào biết nhà ấy, lại thiếu khu vui chơi, thiếu thư viện định hướng đọc nên trẻ con trở nên cô đơn và phải tìm vui nơi TV, games và nét (buồn thay, mấy thứ này lại phát triển với tốc độ tên lửa, hic). Nếu nhà nào có định cho con đọc truyện thì ê hề truyện tranh với nội dung khỏi phải bàn, hichic. Khả năng ngôn ngữ của trẻ giảm trầm trọng. Bệnh trầm cảm ở trẻ tăng lên thấy rõ (cái này cứ đọc báo mà tham khảo).
Văn hoá gia đình và sự gắn bó với cha mẹ
Ngày tớ còn bé, sáng nào mẹ tớ cũng dậy nấu cơm để cả nhà ăn sáng và để ba mẹ tớ mang đi ăn trưa (cà-lồng là một từ vô cùng quen thuộc, dùng để chỉ cái hộp cơm bằng sắt hoặc bằng nhôm, gồm hai ngăn, một nắp và một quai, rất dễ vận chuyển và sử dụng). Buổi trưa hai anh em đi học về ăn cơm ủ trong chăn và chơi với bọn trẻ con cùng khu tập thể. Chiều mẹ đi làm về lại làm mâm cơm thứ 2. Vậy là ngày 3 bữa cơm, có hai bữa cả nhà cùng quây quần. Tớ cứ nhớ cái không khí ấy, nó tạo nên sự gần gũi và gắn bó giữa các thành viên. Đi đâu ăn gì cũng nhớ về ba mẹ ở nhà. Lỡ không về ăn kịp phải báo ngay kẻo cả nhà chờ. Đến giờ tuy đã già (à quên, đã lớn), tớ vẫn luôn nhớ cảm giác dễ chịu khi cả nhà ngồi ăn cơm, nói chuyện. Tớ cũng luôn cố gắng tạo cho gia đình riêng của mình một thói quen như vậy.
Bây giờ thì khác lắm. Sáng ra người dậy trước người dậy sau, ăn gì đã có hàng quán đầy đường quyết định, nghĩa là có thể chỉ kịp chào nhau một tiếng và … mạnh ai nấy đi. Trưa thì trẻ con bán trú ở trường (may thế ! không thì bố mẹ chúng cũng chết dở). Tối thì thường bố mẹ về muộn vì công việc, vì hội họp v.v ... Lo gì, đã có người giúp việc lo cơm nước, dọn dẹp. Đôi khi trẻ phải ăn trước để còn lo học bài, và những bữa cơm đực-cái cứ tiếp diễn…. Chúng trở nên ngày càng xa cách với bố mẹ, không có cảm giác thiếu khi ngồi ăn cùng người giúp việc, hay tệ hơn, ăn một mình. “Tiên học lễ” gần như chỉ là khẩu hiệu. “Người thầy đầu tiên” vì quá bận rộn giao tất cả cho nhà trường và xã hội. Đáng lo thay, nhà trường ngày nay chỉ làm tốt duy nhất một việc là lập thành tích, còn xã hội thì hỗn loạn, u ám. Trẻ em trở nên mất phương hướng, không còn là đối tượng được quan tâm đầu tiên từ tế bào gia đình.
Ghi chú: nhiều người thường nói với tớ, mình kiến tiền cũng vì lo cho tương lai của con, chúng nó có thiếu thốn gì đâu blah blah … cái đó không sai. Duy có điều cần nhớ, rằng tương lai của trẻ bắt đầu từ hôm nay, từ lúc này. Và chúng ta hẳn đều hiểu ngôi nhà vững chãi hay không là nhờ chân móng …
Geen opmerkingen:
Een reactie posten