"Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?"
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?"
Hữu Không (Đạo Hạnh thiền sư - 道行禪師, Việt Nam)
(Người dịch: Huyền Quang Tam Tổ)
Tính "Không" trong Phật giáo thật huyền diệu. Có đấy, mà Không đấy. Vì sao vậy ?
Vì mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian này đều chỉ là tương đối. Nói thật gần gũi, thì 15 phút chờ đợi dài như thế kỷ, trong khi cũng 15 phút ấy khi ở cạnh người mình thương ... thì chỉ như trong nháy mắt mà thôi.
Vì mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian này đều có sự liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nhau. Không có gì tự mình tồn tại mà không cần đến sự có mặt của một thứ khác. Nói đơn giản, như một bông hoa, nếu không có đất, nước và ánh mặt trời, thì làm sao có bông hoa đó. Bông hoa chính là sự kết hợp hữu hình của các nhân tố vô hình mà ta đôi khi quên mất.
Và không chỉ thời gian, mà không gian, vật chất, con người ... cho đến giáo Pháp của Đức Phật cũng không nằm ngoài tính tương đối này. Vì chúng sinh còn mê mờ nên Phật Pháp mới sinh ra. Vì chúng sinh căn cơ khác nhau, nên mới có tám vạn bốn ngày Pháp môn để tu tập.
Bạn có thể băn khoăn, vậy thì triết lý về tính "Không" này, có ích lợi gì cho chúng ta, cho xã hội con người nói chung ?
Câu trả lời sẽ là: khi chúng ta hiểu về tính “không”, hiểu được sự tương đối của vạn vật, ta có thể bớt cực đoan, bớt bám víu, bớt đi sự tin tưởng một cách cố chấp vào những thứ mình cứ tưởng đâu là tuyệt đối: cái tôi, của tôi, quyền lực, tiền tài ...
"Khi không bị đánh lừa bởi những cái tưởng đâu là tuyệt đối đó, ta đã bớt “SI”. Khi không hùng hổ, tức giận cố chấp những cái tưởng đâu là tuyệt đối, ta đã bớt “SÂN”. Khi không tham lam bảo vệ hay luyến tiếc những cái tưởng đâu là tuyệt đối, ta đã bớt “THAM”. Bớt tham, sân, si trong đời sống tức là bớt khổ cho mình và cho người" (Liên Tử).
Niết Bàn chẳng ở đâu xa ... !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Geen opmerkingen:
Een reactie posten